Visa Waiver Program – Chương trình miễn thị thực của Mỹ áp dụng cho những quốc gia nào?

0
424
Chương trình miễn thị thực của Mỹ (Visa Waiver Program) cho phép công dân của 39 quốc gia trong danh sách đến Mỹ du lịch ngắn ngày mà không cần xin thị thực. Croatia là quốc gia thứ 40 sẽ được thêm vào danh sách từ đầu tháng 12/2021.

Visa Waiver Program – Chương trình miễn thị thực của Mỹ cho phép công dân của các quốc gia trong danh sách đến Mỹ để kinh doanh, công tác hay du lịch trong tối đa 90 ngày mà không cần xin thị thực loại B.

Để sang Mỹ theo Chương trình miễn thị thực, người nộp đơn phải đăng ký thông qua ứng dụng trực tuyến của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), Hệ thống cấp phép du lịch điện tử (ESTA) trước 72 giờ sang Mỹ. Giấy ủy quyền của ESTA thường có hiệu lực trong 2 năm. Nhưng công dân nước ngoài phải nộp đơn lại trong một số trường hợp nhất định như xin hộ chiếu mới, thay đổi tên hoặc các thông tin khác.

Croatia là quốc gia mới nhất sẽ được cập nhật vào danh sách

Bắt đầu từ ngày 01/12/2021, Croatia sẽ được thêm vào danh sách 39 quốc gia thuộc Chương trình miễn thị thực của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc công dân Croatia sẽ có thể đăng ký miễn thị thực đến Mỹ với mục đích công tác hay du lịch ngắn hạn.

Chương trình miễn thị thực của Mỹ áp dụng cho những quốc gia nào?

Danh sách các quốc gia thuộc Chương trình miễn thị thực của Mỹ (Visa Waiver Program), gồm:

Andorra (1991) Pháp (1991) Liechtenstein (1991) San Marino (1991)
Úc (1996) Đức (1989) Lithuania (2008) Singapore (1999)
Austria (1991) Hy Lạp (2010) Luxembourg (1991) Slovakia (2008)
Bỉ (1991) Hungary (2008) Malta (2008) Slovenia (1997)
Brunei (1993) Iceland (1991) Monaco (1991) Tây Ban Nha (1991)
Chile (2014) Ireland (1995) Netherlands (1989) Thụy Điển (1989)
Cộng hòa Séc (2008) Ý (1989) New Zealand (1991) Switzerland (1989)
Đan Mạch (1991) Nhật (1988) Na Uy (1991) Đài Loan (2012)
Estonia (2008) Hàn Quốc (2008) Poland (2019) Anh (1988)
Phần Lan (1991) Latvia (2008) Bồ Đào Nha (1999) Croatia (2021)

Các quốc gia trong danh sách miễn thị thực đến Mỹ có chương trình đầu tư lấy quốc tịch

1. Đầu tư lấy quốc tịch Malta

Chương trình đầu tư lấy quốc tịch Malta cho phép nhà đầu tư và gia đình có quốc tịch ngoài khối EU và Thụy Sĩ được nhập tịch Malta và hưởng mọi quyền lợi công dân của nước này và của liên minh châu Âu. Yêu cầu là đầu tư tối thiểu từ 18,2 tỷ đồng (690.000 EUR) và phát sinh theo số lượng người phụ thuộc. Chỉ sau khoảng 18 tháng, cả gia đình sẽ có quốc tịch Malta.

Tìm hiểu cụ thể về chương trình Đầu tư lấy quốc tịch Malta.

2. Đầu tư lấy quyền cư trú Ireland

Để lấy quốc tịch Ireland, người nước ngoài cần có quyền cư trú. Đầu tư lấy quyền cư trú dài hạn Ireland sẽ giúp nhà đầu tư thỏa điều kiện bước đầu. Có 2 lựa chọn đầu tư: trao tặng 10,5 tỷ đồng (400.000 EUR) hoặc đầu tư 26,2 tỷ đồng (1.000.000 EUR) vào các dự án xã hội và duy trì trong 3 năm. Thời gian thụ lý hồ sơ từ 8 – 10 tháng. Sau tối thiểu 5 năm cư trú ở Ireland, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin nhập tịch.

Tìm hiểu cụ thể về chương trình THƯỜNG TRÚ NHÂN IRELAND

3. Đầu tư lấy Golden Visa Bồ Đào Nha

Tương tự như Ireland, trước khi lấy quốc tịch Bồ Đào Nha, người nước ngoài cần có quyền cư trú. Đầu tư lấy Golden Visa Bồ Đào Nha là lựa chọn giúp nhà đầu tư lấy thẻ cư trú. Hình thức phổ biến để đầu tư lấy Golden Visa là mua bất động sản với mức tối thiểu từ 7,4 tỷ đồng (280.000 EUR), thời gian thụ lý hồ sơ từ 8 – 12 tháng. Sau 5 năm có Golden Visa, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ nhập tịch Bồ Đào Nha.

Tìm hiểu cụ thể về chương trình Đầu tư lấy Golden Visa Bồ Đào Nha (THƯỜNG TRÚ NHÂN BỒ ĐÀO NHA)

4. Đầu tư định cư Úc diện doanh nhân, đầu tư Quỹ sinh lợi nhuận ổn định

Để lấy quốc tịch Úc, bước đầu nhà đầu tư và gia đình sẽ cần có visa tạm trú. Đầu tư định cư Úc là lựa chọn để nhà đầu tư thỏa điều kiện bước đầu. Yêu cầu là đầu tư từ 3,3 tỷ đồng (200.000 AUD) – 82,2 tỷ đồng (5 triệu AUD) tùy chương trình, thời gian thụ lý tối thiểu từ 9 – 12 tháng. Tổng thời gian lấy quốc tịch từ visa tạm trú khoảng hơn 5 năm.

Tìm hiểu cụ thể về chương trình đầu tư định cư Úc.

Theo Đầu Tư Mỹ

Bình luận đã bị đóng.